Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012


Khoa học kỹ thuật với mục đích cuối cùng là phục vụ cuộc sống con người. Trong các công trình xây dựng, việc ứng dụng KHKT đã và đang được quan tâm đúng mức. Với mục đích đem lại cho các nhà thầu xây dựng có được sự lựa chọn chính xác, đem lại kết quả tối ưu trong đầu tư, người viết xin đưa ra một số tư vấn mang tính chất tham khảo về việc lựa chọn máy trong quá trình thi công M&E.

HỆ THỐNG M&E LÀ GÌ?

M&E
  là khái niệm dùng trong các dự án xây dựng (phần Cơ Điện gọi tắt là M&E Mechanical & Electrical), phần M&E chiếm khoảng 40-60% tổng khối lượng của dự án xây dựng.

Trong phần M&E lại được chia ra làm 4 hạng mục chính:

1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary,gọi tắt là P&S)
3. Phần Điện ( Electrical)
4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting)
Trong đó phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E ( Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%)

Điện nặng:

1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board)
Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ:

1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system. ( CCTV)
4. Hệ thống PA ( Public Address System) ….
Để thi công các hệ thống trên. Các nhà thầu thường “ngại nhất” là quá trình tạo đường ống dẫn kết nối các thiết bị. Phương pháp truyền thống là dùng nhân lực và các phương tiện thủ công như búa, đục…phát triển thêm một bước nữa là dùng các loại máy mài góc, lắp lưỡi cắt beton rồi tiến hành cắt tường.

Những điểm chung nhất của các phương pháp này là:
- Tốn nhân lực, phải có một đội ngũ nhân công tương đối lớn (rất không phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn này).
- Thời gian thi công kéo dài. Khó kiểm soát được tiến độ công việc.
- Dễ mất an toàn lao động. Phát sinh bệnh nghề nghiệp như bụi phổi, điếc…
- Tiếng ồn lớn, bụi nhiều gây ô nhiễm môi trường.

Nắm bắt được nhu cầu, cần khắc phục những nhược điểm trong các phương pháp thi công cũ, các công ty sản xuất máy công cụ phục vụ trong ngành xây dựng như Eibenstock (Đức), Macroza (Tây Ban Nha),…đã cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm phục vụ cho công tác thi công hệ thống M&E.
Khối lượng cần phay đục tạo rãnh nhiều nhất trong một công trình thường là các bức tường được xây bằng gạch ống, gạch đinh, gạch xi măng (Ytong block). Hãng Macroza đã cho ra đời các dòng sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu tạo rãnh tường,
Máy phay đục rãnh tường MACROZA giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, lý tưởng cho các nhà thầu thi công chuyên nghiệp. N có thể vừa phay rãnh, vừa đục, làm giảm đáng kể thời gian thi công và gia tăng tính thẩm mĩ của bề mặt thi công. 

 


Máy phay đục rãnh tường Macroza M-90 có thể làm việc trên các vật liệu:
- Gạch lỗ
- Khối xi măng, Ytong block
- Vữa trát tường, gạch ốp tường.
Macroza M-90 đáp ứng tốt cho nhu cầu của nhà thầu xây dựng ở phía Nam.

Theo điều kiện thổ nhưỡng và thói quen, gạch xây dựng công trình ở phía Bắc thường được nung già hơn (có độ cứng cao hơn). Các nhà thầu phía Bắc nên chọn lựa các Model Macroza SC-100, hoặc Macroza SC-200 với công suất mạnh hơn (2800W) và tạo ngẫu lực lớn hơn, sẽ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
 

 

2 nhận xét: